Thép mạ kẽm là một trong những mặt hàng được nhiều khách hàng quan tâm và sử dụng hiện nay. Việt Nam với đặc thù khí hậu là nhiệt đới ẩm gió mùa, độ ẩm của không khí thường cao nên sắt thép thường dễ bị bào mòn cũng như gỉ sét và gây ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ công trình. Bởi vì vậy, hiện nay tại các nhà sản xuất thép lớn như thép Hòa Phát, thép Hoa Sen….đang có sản xuất các sản phẩm thép hộp và thép ống mạ kẽm.
Những nguyên vật liệu này có khả năng chịu đựng được sự bào mòn, hạn chế được sự hình thành của lớp gỉ sét trên bề mặt nguyên liệu….Các sản phẩm sắt thép sau khi sản xuất xong sẽ được trải qua quy trình mạ kẽm nhúng nóng, lớp mạ kẽm có tác dụng bảo vệ lớp sắt thép bên trong khỏi những ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường bên ngoài.
Thép hộp mạ kẽm có gỉ không?
Thép hộp mạ kẽm có khả năng chống gỉ rất tốt, bởi lớp mạ kẽm khi phản ứng với lớp thép bên trong sẽ tạo lên trên bề mặt nguyên liệu một lớp mạ kẽm có khả năng bảo vệ vô cùng tốt. Tuy nhiên tùy vào từng nơi xây dựng mà khả năng chống gỉ sét của sản phẩm lại khác nhau. Nếu như sản phẩm được xây dựng ở những nơi khô thoáng, có điều kiện thời tiết thuận lợi thì thời gian chống gỉ sét của sản phẩm thường sẽ cao hơn rất nhiều.
Còn đối với những sản phẩm xây dựng ở những khu vực ngập nước, ven biển thì thời gian ăn mòn sẽ cao hơn, khiến cho lớp mạ kẽm bị bào mòn và hình thành ra các lớp gỉ sét trên bề mặt nguyên vật liệu.
Các phương pháp mạ kẽm thép hiện nay
Hiện nay trên thị trường có 3 phương pháp mạ kẽm chính là: mạ kẽm điện phân, mạ kẽm nhúng nóng, phun kẽm. Mỗi một phương pháp lại có các ưu điểm và thời gian bảo vệ lớp sắt thép bên trong khác nhau.
Mạ kẽm điện phân là cách phun một lớp mạ kẽm mỏng lên trên bề mặt nguyên liệu, tương tự như sơn. Sau vài giờ phun lớp mạ kẽm đã bám dính và khô hoàn toàn trên bề mặt nguyên liệu, có tác dụng là bảo vệ lớp sắt thép bên trong khỏi những tác động và ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài.
Mạ kẽm nhúng nóng là quá trình nhúng sản phẩm vào trong bể dung dịch kẽm đã được nung nóng. Phương pháp này có ưu điểm tốt hơn so với phương pháp mạ kẽm điện phân là mặt trong và mặt ngoài của sản phẩm đều được nhúng đồng đều cùng với nhau. Còn mạ kẽm điện phân chỉ phủ được mặt bên ngoài, còn mặt trong thì tia phun mạ kẽm không tới nên không phủ hoàn toàn được hết lớp bề mặt bên trong.
Kẽm khi tiếp xúc với nước hình thành dung dịch điện phân sẽ xảy ra những phản ứng hóa học. Do kẽm có điện thế chuyển dịch electron cao hơn thép nên sẽ tham gia ngay vào quá trình phản ứng , phân tán và giải phóng các electron, ngăn chặn sử phân tán của các ion thép và bắt đầu chu kỳ điện hóa.
Lớp mạ kẽm lúc này giống như một người bao vệ trung thành, có thể hy sinh để bảo vệ cho lớp sắt thép bên trong khỏi các phản ứng hóa học. Trong quá trình phản ứng hóa học này sẽ tạo ra hydro cacbonat kẽm và các muối kẽm, che kín toàn bộ bề mặt lớp mạ kẽm. Lớp bảo vệ này nếu như bị hư hỏng thì tiếp đến các phân tử kẽm sẽ bắt đầu tham gia quá trình chống ăn mòn điện hóa mới. Quá trình này cứ diễn ra liên tục và thay mới như vậy sẽ giúp lớp sắt thép bên trong luôn được an toàn và không bị gỉ sét hay bào mòn.